Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức được học tập suốt đời

|
Views:
Font size: A- A A+

Tại Quyết định số 677/QĐ-TTg, ngày 03/6/2022 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lồng ghép việc thực hiện Chương trình với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên quan (xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gia đình văn hóa); phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chương trình và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bộ, ngành có trách nhiệm cung ứng các chương trình học tập suốt đời và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị được học tập suốt đời, phấn đấu trở thành “công dân học tập”; coi đây là một trong các chỉ tiêu thi đua, đánh giá xếp loại lao động hàng năm.

Ảnh minh họa: Internet

Chương trình đề ra các mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2025: 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam được học tập quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 40% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 60% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan Trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 70% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 60% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.

Phấn đấu đến năm 2030: Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam để hiểu rõ và triển khai hiệu quả các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 60% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan Trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 90% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.

Thủ tướng Chính phủ giao Hội Khuyến học Việt Nam là cơ quan chủ trì nghiên cứu, xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Công dân học tập” để triển khai trên toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội có liên quan để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; chỉ đạo, hướng dẫn Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình ở địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Chương trình của các địa phương; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

Theo: https://tcnn.vn/

Average (0 Votes)

 

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 10,563
Total visited in day: 5,654
Total visited in Week: 16,925
Total visited in month: 215,868
Total visited in year: 2,545,886
Total visited: 81,760,733