Tạm dừng thực hiện bảng lương mới, sẽ tăng 30% lương cơ sở từ 1/7: Thận trọng và đúng đắn

|
查看数次:
font-size: A- A A+

Theo lộ trình cải cách tiền lương khu vực công, Bộ Nội vụ cho biết, có 4 trên 6 nội dung đã rõ, đủ điều kiện thực hiện. 2 nội dung còn lại phát sinh nhiều bất cập, chưa thực hiện được, gồm: bảng lương mới và cơ cấu, sắp xếp 9 chế độ phụ cấp mới. Do đó, trong thời gian chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương trong khu vực công, từ 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở 30% từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Xung quanh vấn đề rất được quan tâm này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh.

Ảnh minh họa

PV: Thưa ông, theo tính toán nếu cải cách tiền lương theo đủ nội dung như Nghị quyết 27, mức tăng tổng quỹ lương (không bao gồm tiền thưởng) của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là 30%. Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?

Ông Đinh Trọng Thịnh: Mặc dù chúng ta đã chuẩn bị, thảo luận, nhưng việc xếp lương theo vị trí việc làm vẫn đang là một trong những vấn đề có rất nhiều ý kiến, rất phức tạp. Cho nên, Bộ Nội vụ, được sự đồng ý của Chính phủ, đề xuất tiếp tục nâng lương bằng thay đổi mức lương cơ sở chứ không tính đến vị trí việc làm. Tôi cho rằng, đây là động thái cần thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể và thực tiễn.

Rõ ràng, để xác định mức lương theo vị trí công việc, đỏi hỏi chúng ta phải định danh vị trí đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các yêu cầu, từ đó mới định danh được vị trí đó làm việc gì và hưởng lương ra sao. Lúc đó, xếp lương theo vị trí công việc mới phù hợp, đem lại lợi ích cho từng đơn vị, toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

PV: Mức tăng 30% lương cơ sở này đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn để thu hẹp khoảng cách mặt bằng lương khu vực công với khu vực ngoài nhà nước, thưa ông?

Ông Đinh Trọng Thịnh: Thực ra, chúng ta thấy rằng, mức lương hiện nay ở khu vực nhà nước đang rất thấp so với mức bình quân thị trường. Và nó càng thấp nếu so với góc nhìn thu hút lực lượng tinh hoa lao động vào khu vực công.

Các nước xung quanh chúng ta như Singapore hay Thái Lan, những người làm trong khu vực công thì có chế độ lương cao hơn hẳn, đảm bảo cuộc sống, có thể nuôi được gia đình. Và rõ ràng, khi tuyển dụng được vào khu vực công, đó là người tài, có ý chí phấn đấu, khả năng đổi mới sáng tạo. Nhưng sau một thời gian rà soát, anh không đáp ứng được yêu cầu thì lại phải ra ngoài nhà nước. Như vậy, khu vực công luôn được đánh giá là nơi thu hút nhân tài.

Theo tôi, mức tăng 30% mức lương cơ sở thậm chí chưa đủ nâng mức lương của người làm khu vực công ngang bằng mức lương khu vực tư nhân, đặc biệt là khối FDI (đầu tư nước ngoài). Nhưng dù sao, vẫn đỡ hơn so với trước đấy.

Còn tôi cho rằng, để khu vực công thực sự trở thành niềm mơ ước, là nơi tập hợp những người có năng lực, có ý chí thì chúng ta còn phải có nghiên cứu tiếp tục nâng cao thu nhập của người lao động khu vực công trong thời gian tới.

PV: Định hướng tương lai, ông có kỳ vọng gì về việc tiếp tục cải cách tiền lương?

Ông Đinh Trọng Thịnh: Chúng ta đã định hướng rõ rồi. Sắp tới chúng ta sẽ bỏ lương cơ sở và hệ số lương, để xác định mức lương theo vị trí công việc, để xác định được người có năng lực có đồng lương xứng đáng. Đây là mục tiêu đúng đắn mà các xã hội phát triển hướng tới.

Nhưng điều kiện là phải sắp xếp vị trí, chuẩn hóa, tính toán mức lương từng vị trí cụ thể. Và như vậy, đây là điều cần thiết, dù có thể có khó khăn trong giai đoạn đầu tiên khi áp dụng. Với nguyên tắc: Khi tìm cách đáp ứng yêu cầu, người nào làm vị trí nào được trả lương xứng đáng ở vị trí đó, rõ ràng, tiền lương phải được trả cao hơn hiện nay để thu hút người xứng đáng tham gia vào thị trường lao động khu vực công.

PV: Xin cảm ơn ông!

 

Theo: https://tcnn.vn/

平均 (0 票)

 

Statistical Access Statistical Access

User Online: 21,968
Total visited in day: 15,325
Total visited in Week: 126,982
Total visited in month: 412,993
Total visited in year: 2,743,011
Total visited: 81,957,858